“Trường ca về tướng Giáp- người anh cả của toàn quân” của nhà văn Hoàng Bình
Trọng (NXB Kim Đồng), được in trang trọng dày 164 trang khổ 20,5 x 18,5cm,
kèm theo 21 ảnh tư liệu quý về cuộc đời hoạt động sôi động của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp- con người đã đi vào huyền thoại.
Chương
I của bản trường ca như là khúc dạo đầu, như lời dẫn nhập. Lời dẫn nhập là
thái độ sửa mình nghiêm trang trân trọng của tác giả trước một công việc lớn
lao tưởng vượt quá sức mình, đồng thời cũng là sự chuẩn bị tư tưởng cho độc
giả bắt đầu bước vào chiêm ngưỡng một hình tượng con người vĩ đại:
“Thơ ta ơi
Hôm nay
Ta cùng thơ nâng cây đàn
muôn điệu
Trên các cung bậc sướng
vui đau khổ thời gian
Hát về một con người tài
đức vẹn toàn
Vì người ấy trí tuệ uyên
thâm, hồn thơ phải tự nâng cao tầm vóc
Vì người ấy rất mực sáng
trong, hồn thơ phải lánh xa nơi trần tục
Vì người ấy độ lượng
khoan dung, hồn thơ không có quyền bé nhỏ thấp hèn
Muốn xứng đáng với
Người, hồn thơ ơi hãy chắp cánh bay lên…”
Đúng
như tên gọi: “Trường ca về tướng Giáp- người anh cả của toàn quân”, đọc đến
câu cuối bản trường ca, hình dung lại, ta thấy như vừa xem lại cuốn sử biên
niên, những thước phim lịch sử của truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam từ
ngày thành lập đầu tiên cho đến trận chiến sau cùng- Chiến dịch Hồ Chí Minh
đại thắng.
Đó
là hình ảnh 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng
quân những ngày trứng nước trên chiến khu Trần Hưng Đạo:“Ba mươi tư cô gái chàng trai tuổi đời rất trẻ
Thuộc các dân tộc Kinh,
Mèo, Mán, Thổ, Nùng
Người sinh ra nơi sương
mù ải Bắc
Nơi gió Lào cát trắng
miền Trung
Người chài lưới đi khơi
về lộng
Người dạn dày chướng khí
lam sơn
Người nghề rèn nghề mộc
Người chăm bón ruộng
đồng
Áo nâu lẫn áo chàm, súng
trường chen súng kíp”
Đó
là hình ảnh hào hùng của đội quân vũ trang Cách mạng trong cuộc Tổng khởi
nghĩa Tháng Tám năm 1945 và ngày lễ trọng đại Tuyên ngôn độc lập:
“Giữa tháng Tám năm bốn
lăm, Võ Nguyên Giáp dẫn quân về Hà Nội
Phố phường tưng bừng mở
hội trào dâng nhịp sống hoan hô”
Đó
là hình ảnh đội quân vũ trang nhân dân dũng cảm dẻo dai đi suốt cuộc trường
chinh chống Pháp:
Son sắt lời thề:
“Đâu còn giặc ta đến nơi
đánh giặc
Để lại phía sau những
ruộng đồng mùa thối chiêm
khô, những xóm làng xơ
xácNhững cha già, mẹ yếu, em thơ
Để lại phía sau hiu hắt
những
Của các đồng đội hy sinh
sau từng trận đánh
Đi theo họ là những đoàn
dân công
kẻ thồ, người gánh”
Đó
là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ mà tầm vóc của nó chấn động địa
cầu:
“Kìa lưỡi hái đã chia
cắt cứ điểm Mường Thanh, đã cứa vào lòng đồi A1
Khối bộc phá nghìn cân
phát hỏa. Đất ngả trời nghiêng
Và hàng vạn bước chân
đạp lửa đạn xông lên
(...) Đến lượt
Đờ-cát-tơ-ri, chính ngài cũng chẳng câu nệ danh dự người làm tướng
Cùng bộ tham mưu nhẫn
nhục đầu hàng”.
Đó
là rầm rập bước chân thần tốc của Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng:
“Năm đạo hùng binh- năm
cánh sao vàng
Tiến về Sài Gòn! Tiến về
sài Gòn
Những lữ đoàn xe tăng,
những trung đoàn thiết giáp
Những dàn tên lửa
Ca-chiu-sa chói ngời, chói ngời những nòng đại bác
Những phi đội máy bay
xuất quỷ nhập thần
Tiến về Sài Gòn! Tiến về
sài Gòn!
Đây là cuộc ra quân cả
nước…
(...) Cắm cờ đỏ sao vàng
trên nóc dinh Độc Lập
“Như có Bác Hồ trong
ngày vui đại thắng” cả ba chục triệu người chung một lời ca”.
Trong
đội ngũ điệp trùng của đoàn quân vũ trang cách mạng ấy, nổi bật lên hình ảnh
cao cả mà thân thương, bình thường mà vĩ đại của tướng Giáp:
“Mời bạn cùng ta về An
Xá
Thăm một làng quê bình
thường bé nhỏ
Bên dòng Kiến Giang bé
nhỏ bình thường
Có một ngôi nhà giản dị
thân quen
(...) Chính nơi đây Võ
Nguyên Giáp ra đời
Chính nơi đây Anh tập đi
những bước đầu tiên từ bàn qua ghế
Anh vít cành na, Anh vin
cành khế
Anh nhìn cái vạc cái cò
chao nắng ca dao
Anh uống lời mẹ ru cùng
dòng sữa ngọt ngào”.
Tướng
Giáp không phải là vĩ nhân từ trong trứng, anh cũng là con người bình thường,
sinh ra trong một gia đình nhà nho thường thường bậc trung trên một vùng quê
nhỏ bé bình thường, thế thôi. Rồi bản trường ca hé mở cho chúng ta tầm ảnh
hưởng của 2 nhân cách lớn đã tác động đến cuộc đời và nhân cách tướng Giáp.
Đó
là phụ thân tướng Giáp, nhà nho Võ Quang Nghiêm, một người yêu nước bị giặc
Pháp bắt và tra tấn đến chết trong nhà tù, nhưng trước thủ đoạn quỷ quyệt của
kẻ thù, ông luôn vững vàng khí tiết như một người cộng sản:
“Thà chịu chết chứ không
chịu nhục
Từ lúc sa vào tay kẻ
thù. Ta biết ta mạng sống hết rồi
Một bên lũ giặc Tây cướp
nước cùng lũ Việt gian bán nước các ngươi
Một bên là những người
yêu nước thương nòi như ta, đội trời chung sao được?”
Từ
nơi ngục tối của kẻ thù quỷ quyệt, người cha đáng kính ấy đã để lại lời nhắn
cho con trai là vị tướng nhân dân:
Đạo làm tướng, con phải
xem binh lính như anh em máu mủ ruột rà
Từng mất cha thông cảm
nỗi khổ kẻ mất cha: từng mất vợ thông cảm nỗi đau người mất vợ
Tính mạng anh em, bất cứ
hoàn cảnh nào cũng không được quyền hoang phí
Đừng để tiếng về sau:
“Hại thây trăm họ làm công một người”
Lời
nhắn nhủ chí tình và cao cả ấy đã theo tướng Giáp suốt mãi sau này!
Ngoài
phụ thân của Đại tướng ra thì còn một nhân cách khác đã ảnh hưởng lớn đến
cuộc đời của ông. Đó là hình ảnh thân yêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh- linh hồn
của Cách mạng Việt Nam:
“Trên con thuyền dân
tộc, Bác đứng mũi chịu sào
Nắm trong tay vận mệnh
hăm lăm triệu đồng bào
Vẫn nhớ trong hàng quân
cháu nào đến nay còn chưa biết chữ”
Miêu
tả bước đi điệp trùng của đội quân vũ trang cách mạng, khắc họa đôi nét tính
cách những nhân vật có tầm ảnh hưởng đến cuộc đời tướng Giáp, như cụ thân
sinh của tướng Giáp, như Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản trường ca tập trung làm
nổi bật hình ảnh tướng Giáp với những thời điểm gay cấn nhất, đó là những
tính toan trăn trở để chuyển hướng chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh”
sang “đánh chắc, thắng chắc” trong chiến dịch Điện Biên lịch sử:
“Với Võ Nguyên Giáp, đây
là bài toán khó tìm đáp số nhất trong cuộc đời làm tướng
Đòi hỏi Anh không chỉ
biết quyền biến mưu cơ
Mà còn có trái tim yêu
thương chiến sĩ, có đức hy sinh, lòng dũng cảm vô bờ
Nhận trách nhiệm về
mình, dám giải quyết vấn đề có tầm lịch sử…”
Suốt
8 chương đầu, bản trường ca đã đi sâu mổ xẻ phân tích để trả lời câu hỏi lớn:
“Võ Nguyên Giáp là ai?
Là người được Bác Hồ lựa
chọn, là linh hồn của cuộc trường kỳ kháng chiến
Là anh hùng của các bậc
anh hùng
Dẫu chưa qua một trường
đại học quân sự nào, nhưng anh đã làm cho bao tướng soái đế quốc thực dân
Đứa chết phơi thây, đứa
thúc thủ lai hàng, đứa bỏ của chạy lấy người thảm bại
(...)Võ Nguyên Giáp là
ai ư?
Là người do lịch sử tạo
nên, nhưng biết cách xoay chiều lịch sử …
Để
đến cuối chương Vỉ thanh, tác giả đã trân trọng trong hào sảng thốt lên những
lời cảm thán:
Cảm ơn cuộc đời cho ta
được sống cùng thời với người anh cả của toàn quân
Cho ta được làm người
lính của vị Tổng chỉ huy thiên tài: Tướng Giáp
Anh là châu ngọc, và
muốn tất cả lũ đàn em đều sáng trong như ngọc
Anh là trầm hương, và
muốn tất cả lũ đàn em đều ngào ngạt mùi hương
Anh là vĩ nhân, và muốn
tất cả lũ đàn em không được sống tầm thường
Đất nước có Anh, đất
nước to lớn hơn cái tầm cái vóc
Nhân loại có Anh, nhân
loại hiểu rõ lẽ đời “thác trong hơn sống đục…”
Đó
là những thành công đáng được ghi nhận của bản trường ca.
Tuy
nhiên, do lựa chọn phương pháp bố cục trải dài theo trường kỳ lịch sử, theo
lối miêu tả lịch sử biên niên của một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, nên
bản trường ca không tránh khỏi sự dàn trải, sa vào chi tiết vụn vặt. Có quá
nhiều địa danh, nhiều tên người, nhiều sự kiện các trận đánh, làm cho người
đọc như lạc giữa mê hồn trận. Việc phân chia các chương hồi cũng không rõ lắm
về tiêu chí, bố cục. Các câu thơ thường là quá dài, và nhiều chỗ như văn nói
vần, như văn xuôi, ít hàm súc và ít lấp lánh tứ thơ. Phần từ Điện Biên Phủ về
trước xem ra thành công hơn là phần từ Điện Biên Phủ về sau.
Điều
băn khoăn hơn cả là hình như tác giả khi tạc chân dung tướng Giáp, chỉ vô
tình dừng lại ở điểm cao lịch sử: Đại thắng mùa Xuân 75. Tôi nghĩ rằng sự
nghiệp tướng Giáp, nhân cách tướng Giáp còn cao cả hơn thế kể từ sau ngày
chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc. Là người có công lớn nhưng ông không
công thần tự mãn, sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng làm tốt nhất công việc được
phân công, dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn luôn trăn trở nghĩ suy cùng các cấp
lãnh đạo Trung ương và có những ý kiến đầy trách nhiệm về các vấn đề lớn lao
của đất nước nữa.
Một
trí tuệ và nhân cách trác việt cho đến trên trăm tuổi, đó là nét rất riêng
của Đại tướng. Tiếc là bản trường ca như còn bỏ ngỏ.
Dẫu
sao, với tất cả cố gắng và lòng nhiệt tâm, nhà văn Hoàng Bình Trọng đã trình
làng một tác phẩm có tầm cỡ nhằm vinh danh một con người kiệt xuất- xứng đáng
là con chim đầu đàn của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với những phẩm
chất phi thường. Tác phẩm đã kịp ra đời vào dịp Đại tướng bước sang tuổi thứ
100 (năm 2009). Đây thực sự là món quà có ý nghĩa mừng thọ Đại tướng và vinh
danh Quân đội của nhân dân! Năm 2010, tác phẩm đã được trao giải nhất của
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam.
Trong
những ngày lễ tang Đại tướng vừa qua, đọc lại bản trường ca, ta tự cắt nghĩa
được vì sao những đoàn người đổ ra đường lặng lẽ nối dài, lặng lẽ xếp hàng để
được viếng hoa viếng hương Đại tướng. Từ mũi Cà Mau đến ải Chi Lăng và còn
lan sang cả bạn bầu khắp thế giới, những dòng người nối hàng, những lòng
người kết nối và thức tỉnh... Ta như thấy sức mạnh Việt Nam, niềm tự hào Việt
Nam được đánh thức được nhân lên qua niềm ngưỡng vọng về một người con ưu tú
kiệt xuất của đất nước của dân tộc vừa mới đi xa...
Và
như thế, tuy không nói ra, hàng triệu con người Việt Nam đã thầm ơn nhà văn
Hoàng Bình Trọng đã nói hộ mình lòng ngưỡng vọng tự hào về Đại tướng Võ
Nguyên Giáp- vị tướng của nhân dân...
1.226
câu thơ của bản trường ca gồm 9 chương trong đó có 8 chương được đánh dấu
từ 1 đến 8 và chương kết được mang tên là “Vỉ thanh”.
|
Nguồn: Vĩnh long Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét